Các mức độ của suy giãn tĩnh mạch được phân loại theo hệ thống CEAP. Có 7 mức độ suy giãn, từ C0 đến C6, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh lý.
Xem thêm: Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch
Các mức độ suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch là gì?
Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch, thường là ở chân, bị giãn ra và không còn hoạt động hiệu quả. Điều này có thể dẫn đến sự tích tụ máu và gây ra các triệu chứng như đau, sưng, và thay đổi màu da.

Các mức độ của suy giãn tĩnh mạch được phân loại theo hệ thống CEAP. Có 7 mức, từ C0 đến C6, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh lý.
Hệ thống CEAP là gì?
Hệ thống CEAP là một phương pháp phân loại toàn diện cho suy giãn tĩnh mạch, dựa trên bốn yếu tố chính:
- Triệu chứng lâm sàng (Clinical)
- Nguyên nhân bệnh lý (Etiological)
- Phân bố giải phẫu (Anatomical)
- Biến đổi sinh lý bệnh (Pathophysiological)
CEAP là cụm từ viết tắt của 04 cụm từ Clinical; Etiological; Anatomical; Pathophysiological.
Phân loại suy giãn tĩnh mạch
Dưới đây là cách phân loại suy giãn tĩnh mạch theo hệ thống CEAP:
- C0: Không có biểu hiện bệnh lý tĩnh mạch có thể quan sát hoặc sờ thấy.
- C1: Xuất hiện tĩnh mạch mạng nhện với đường kính dưới 3mm.
- C2: Suy giãn tĩnh mạch có hoặc không có triệu chứng, đường kính trên 3mm.
- C3: Mắt cá chân sưng phù.
- C4: Da bị tổn thương như rối loạn sắc tố, loạn dưỡng da.
- C5: Như C4 nhưng kèm theo vết loét đã lành sẹo.
- C6: Vết loét do suy giãn tĩnh mạch chưa lành.
Mỗi cấp độ đều có những triệu chứng và đặc điểm riêng. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ cụ thể của bệnh. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.
Bài viết được tổng hợp từ nguồn: RF Medical
Để lại một bình luận